Hiện tượng 'Mặt trăng máu' báo hiệu ngày tận thế nhân loại đã cận kề ?
Như đã đưa tin, ngày 15/04/2014 sẽ đánh dấu một trong những sự kiện thiên văn học thú vị: Mặt trăng máu. Vào ngày này, nguyệt thực toàn phần xảy ra trong khoảng 60 phút; Mặt trăng dần dần chuyển sang màu đỏ trước khi chìm trong bóng tối hoàn toàn do bị Trái đất che khuất.
Theo các chuyên gia, Mặt trăng máu lần này là sự kiện mở màn cho chuỗi bốn lần nguyệt thực toàn phần trong hai năm 2014, 2015. Trước chuỗi hiện tượng đặc biệt này, những lời đồn đoán, tiên tri về Mặt trăng máu trong các nền văn hóa và tín ngưỡng cổ đại lại trở thành một đề tài vô cùng hấp đẫn. Hãy cùng truy tìm dấu vết của Mặt trăng máu trong lời tiên tri lạ kỳ qua bài viết dưới đây.
Từ những ghi chép trong Kinh Thánh...
“Khải Huyền” có lẽ là cuốn sách quen thuộc của mọi tín đồ Kitô giáo. Tiết 12 chương 6 của sách này có ghi lại: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, Mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả Mặt trăng trở nên đỏ như máu”.
“Cựu Ước” của Thánh Kinh, tiết 1 chương 7 cũng nói: “Trước Ngày Tận thế là Mặt trăng đỏ máu…” Những lời lẽ ấy đều ám chỉ hiện tượng Mặt trăng "đổ máu".
Điều quan trọng nhất đó là hiện tượng "Bộ Tứ" - tức bốn mùa trăng máu. Cách đây không lâu, Mark Biltz - một giáo sư Thánh Kinh đã đưa ra lý thuyết cảnh báo về hiện tượng hiếm có này.
Bốn mùa trăng máu dùng để ám chỉ chuỗi 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp trong vòng 2 năm và tới đây, chúng sẽ lặp lại vào năm 2014 và 2015. Cụ thể, chuỗi 4 lần nguyệt thực toàn phần đó sẽ rơi vào tháng 4/2014, tháng 10/2014, tháng 4/2015 và tháng 9/2015.
Theo Mark, từ năm đầu tiên của công nguyên cho tới nay chỉ có 87 lần "Bộ Tứ" xảy ra, trong đó có 7 lần hiện tượng này trùng đúng vào 2 ngày lễ quan trọng của người Do Thái: lễ Lều Tạm và lễ Vượt Qua.
Đáng kể hơn, tất cả thời điểm diễn ra bốn màu trăng máu đều trùng với một biến cố lớn của dân tộc Do Thái như Cuộc chiến Sáu ngày 1967, việc trục xuất người Do Thái khỏi Tây Ban Nha năm 1492...
Theo người Thiên chúa giáo, hình ảnh nguyệt thực được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây thánh giá.
Bởi vậy mà ông cho rằng, liệu "Bộ Tứ" lần này xảy ra tiếp tục thì nó có gây ra sự kiện nào không? Điều này khiến ông nhớ lại một truyền thuyết được nhiều người theo Thiên chúa giáo tin. Họ cho rằng, Mặt trăng máu chính là sự trừng phạt của Chúa - đó là cách Người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người.
Thông thường, hình ảnh nguyệt thực được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây Thánh giá. Ngoài ra, nó còn liên quan đến Ngày Phán xét và sự Tận diệt của Trái đất.
... tới ghi chép trong Kinh Phật thời xưa...
Trong Kinh Phật "Nhân vương hộ quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh", người đời sau có chép lại lời Phật khi trò chuyện cùng vua Ba Tư Nạc. Theo đó, trên thế giới có bảy đại nạn có thể xảy ra.
Đứng đầu trong số đó chính là "nhật nguyệt thất độ", tức là sự thay đổi màu sắc của Mặt trăng Mặt trời, bao gồm cả Mặt trăng máu. Khi hiện tượng này xảy ra, đại họa sẽ ập tới và hủy diệt cuộc sống bình an của người dân.
Theo những tài liệu ghi lại trong cuốn "Đại Chính Tàng Kinh": “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát thì đó là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”.
Các chuyên gia đã đưa ra lời lý giải rằng, “Nhật nguyệt bạc thực” ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nói tới. Khi ấy hoặc là đại ôn dịch lưu hành, hoặc là gặp họa binh đao.
Tạm kết: Như vậy, trong một số tín ngưỡng và tôn giáo, hiện tượng Mặt trăng máu thường gắn liền với những thảm họa tự nhiên hay biến cố lớn trong lịch sử.
Theo: sudiepchuaden.com
Không có nhận xét nào