Hoạt động của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV trong Đệ Nhất Thế Chiến

=
Phỏng vấn Linh Mục Massimo Mancini giáo sư Lịch sử Giáo Hội phân khoa Thần Học Triveneto Venezia bắc Italia

Trong các tuần tới đây Âu châu tưởng niệm 100 năm Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ, một cuộc chiến đã khiến cho 20 triệu người thiệt mạng và tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến trước đó, vì có sư tham dự của nhiều nước trên thế giới và việc sử dụng các vũ khí mới chưa từng có như máy bay, xe tăng, tầu ngầm, và cả vũ khí hóa học nữa.


Năm 1914 tình hình Âu châu căng thẳng vì các đối nghịch giữa các cường quốc lớn Pháp, Đức và Anh. Hai nước Pháp và Anh có nhiều thuộc địa rộng lớn cung cấp các nguyên liệu rẻ tiền và hầu như vô tận. Đức mặc dù có nền kinh tế phát triển vượt Pháp và bắt kịp Anh quốc, nhưng có ít thuộc địa, nên không có các nguồn tài nguyên phong phú và có thị trường quốc tế nhỏ hơn so với Pháp và Anh. Pháp và Anh muốn ngăn chặn nền kinh tế bành trướng đang lên của Đức. Ngoài sự cạnh tranh kinh tế này, còn có sự đua tranh chính trị nữa. Các cường quốc Âu châu muốn kiểm soát vùng Balcan và biển Địa Trung Hải, nhất là người Nga và người Áo muốn lợi dụng sự yếu kém của đế quốc Ottoman để bành trướng bằng cách chinh phục các vùng đất làm thành bán đảo Balcan. Có một yếu tố khác nữa tạo ra các căng thẳng lớn giữa các nước đó là khuynh hướng quốc gia, đặc biệt là của Pháp vì Pháp muốn chiếm các vùng đất Alsace và Lorraine đã bị mất trong chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870-1871. Italia thì muốn chiếm lại miền Trento và Trieste.



Chính trong tình hình đua tranh căng thẳng đó Trưởng quận công Francesco Ferdinando, người sẽ kế vị vua Áo, và vợ bị một sinh viện người Serbi ám sát ngày 28 tháng 6 năm 1914 tại Sarajevo. Vụ ám sát này đã là cớ khiến cho Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ giữa các đế quốc vùng trung Âu châu là Đức, Áo, Hungari, Ottoman, và các cường quốc của Thỏa hiệp tay ba gồm Pháp, Anh và Nga. Đức mơ thành lập một nước lớn bao gồm tất cả các vùng nói tiếng Đức. Trong khi Nga ước muốn hiệp nhất tất cả các dân tôc nói tiếng Slave.



Thế là Áo tuyến chiến với Serbia, vì coi Serbia là nơi tiếp đón mọi lực lượng Slave đòi độc lập, và muốn trừng phạt vùng đất này một lần cho luôn mãi. Chỉ nội trong mấy ngày nhiều quốc gia khác nhau tham chiến. Bên cạnh Đức, Áo là Thổ Nhỉ Kỳ, Bulgaria, Nhật Bản và Rumania. Các người đảng xã hội và các tín hữu Công Giáo chủ trương hòa bình, nhưng lập trường của họ không được lắng nghe. Các phe lâm chiến cũng không chú ý đến các lời cảnh cáo rất nghiêm ngặt của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV coi chiến tranh là hậu qủa của ích kỷ, của chủ thuyết duỵ vật và việc thiếu các giá trị luân lý và tinh thần.



Ban đầu người ta chỉ nghĩ tới một cuộc chiến kết thúc nhanh chóng, nhưng mọi tính toán đều sai và cuộc chiến biến thành ”chiến tranh hầm trú” kéo dài hết năm này sang năm khác. Binh sĩ đào các đường hầm dài hàng trăm cây số, với các bãi mìn và hàng rào kẽm gai, rồi sống và di chuyển trong đó để cầm chân nhau. Mặt trận trải dài hàng ngàn cây số giữa hai bên và cần binh sĩ tới độ phải tổng động viên đàn ông con trai. Tình trạng này bắt buộc các phụ nữ phải làm việc trong các nhà máy sản xuất quân trang quân dụng. Tuy có các trận đánh đẫm máu nhưng không bên nào tiến được. Người ta đã phải dùng tới máy bay oanh tạc các đường hầm từ trên cao, cũng như xe tăng, hơi ngạt và súng phun lửa.



Phía ngoài biển hải quân Anh phong tỏa không cho quân Đức tiếp viện. Quân Đức bắt đầu sử dụng các tầu ngầm và nạn nhân thường là các tầu của Hoa Kỳ tiếp tế cho Anh quốc.



Năm 1917 các cuộc tàn sát thê thảm bị phơi bầy trước mắt mọi người. Mặc dù Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV liên tục kêu gọi ngưng chiến và dịnh nghĩa nhân loại đáng xấu hổ, chiến tranh vẫn tiếp diễn khiến cho các dân tộc Âu châu mệt mỏi vì đói khát, hàng ngàn người tị nạn về nhà với thân thể què cụt. Không còn nông dân để cầy cấy, cũng không còn công nhân trong các hãng xưởng, tất cả đều do phụ nữ, trẻ em và người già đảm trách.



Mùa xuân năm 1917 nhiều vụ nổi dậy đã bắt buộc Nga hoàng Nicola II phải từ chức, hàng triệu binh sĩ Nga mệt nỏi đói khát bỏ chiến tuyến về nhà. Đảng Bônxêvích của Lenin lên nắm quyền, và ký thỏa hiệp đình chiến và hòa bình với Đức. Nga ra khỏi chiến tranh nhưng mất Ba Lan, Estonia, Lettonia, Lituania và Phần Lan. Được rảnh tay, Áo và Đức dồn toàn lực đánh Pháp, Anh và Italia.



Vụ tầu xuyên đại tây dương Lusitania bị quân Đức đánh chìm làm cho 124 người Mỹ bị chết, khiến cho vào mùa xuân năm 1917 Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức. Cùng với các binh sĩ Mỹ là các đồ tiếp tế, quân trang quân dụng và thực phẩm. Trên bình diện quân sự tuy không tiến xa hơn, nhưng Đức và Áo xem ra còn vững. Nhưng trên bình diện kinh tế thì vô cùng thảm hại, vì đồng ruộng bị bỏ hoang không có người canh tác, thiếu nhiên liệu, thực phẩm, cả đến phần ăn của binh sĩ cũng bị hạn chế. Sau các nỗ lực cuối cùng tấn công mà không chiến thắng, tháng 11 năm 1918 Áo ký thỏa hiệp ngưng bắn với Italia, và Đức xin cầu hòa. Các vụ nổi loạn của dân chúng đã khiến cho hai hoàng đế Áo và Đức phải từ chức.



Chính trong bối cảnh chiến tranh trên đây ngày mùng 3 tháng 9 năm 1914 Đức Hồng Y Giacomo Della Chiesa, Tổng Giám Mục Bologna, được bầu làm Giáo Hoàng, lấy tên là Biển Đức XV. Vụ bầu cử đã diễn ra giữa tiếng bom đạn của Đệ Nhất Thế Chiến, mà Đức tân Giáo Hoàng định nghĩa là một ”tai ương vô ích”. Trong hơn 7 năm làm Giáo Hoàng Đức Thánh Cha Biển Đức XV tìm cách ngăn chặn cuộc xung khắc, hăng say tái phát động các tương quan với miền nam thế giới và Viễn Đông, công bố Bộ giáo luật mới, giảm các giọng điệu của phong trào duy tân tiến, tái tổ chức việc truyền giáo, và ủng hộ tín hữu Công Giáo trong cuộc sống chính trị. Nhưng hoạt động lớn nhất của ngài là hoạt động cho hòa bình.



Sau đậy chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Massimo Mancini, giáo sư Lịch sử Giáo Hội phân khoa Thần Học Triveneto Venezia bắc Italia, về hoạt động của Đức Thánh Cha Biển Đức XV cho hòa bình.



Hỏi: Thưa cha Mancini, trong lịch sử Giáo Hội thuộc thế kỷ XX gương mặt của Đức Thánh Cha Biển Đức XV xem ra là một gương mặt lu mờ, ít đựơc biết tới, có đúng thế không?



Đáp: Đức Biển Đức XV là một vị Giáo Hoàng đã sống trong các hoàn cảnh khó khăn, khi Tòa Thánh chưa được thừa nhận trên bình diện quốc tế, nhưng ngài đã thành công trong việc là một đối tác có giá trị và hữu hiệu bên cạnh các quốc gia hùng mạnh để đi tới hòa bình. Cả khi hòa bình đã chỉ tới sau bốn năm chiến tranh. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV mời gọi mọi dân tộc lâm chiến làm hòa với nhau. Ngài đã không bênh vực bên nào hết, và đây là một khía cạnh sẽ bị nhiều người chỉ trích. Nhưng Đức Biển Đức XV biết rằng nhiệm vụ của ngài là cha của tất cả mọi kitô hữu, là đưa mọi người tới hòa bình, mà không ủng hộ nước nào cả. Và điều này đã không được người ta hiểu.



Hỏi: Đã không chỉ có các lời kêu gọi hòa bình, nhưng nhờ kinh có nghiệm ngoại giao Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV tìm mọi cách để giải quyết các xung khắc, có đúng thế không thưa cha?



Đáp: Đúng thế, một mặt ngài lo cống hiến sự trợ giúp cho tất cả những người bị thiệt hại bởi chiến tranh chừng nào có thể. Mặt khác sau ba năm chiến tranh đẫm máu và thê thảm Đức Biển Đức XV đã đưa ra một đề nghị và gửi một văn thư ngoại giao cho tất cả các cường quốc lâm chiến, bằng cách chỉ cbo họ thấy các giải pháp cho các vấn đề cụ thể. Nhưng lời đề nghị cụ thể của ngài bị các cường quốc khước từ, ngoại trừ vua Carlo I của nhà Asburgo. Chắc chắn đó đã không phải là một chiến thắng, nhưng là một thời điểm tiên tri lớn từ phía Đức Giáo Hoàng.



Hỏi: Liên quan tới công tác truyền giáo, Đức Biển Đức XV cũng đã để lại dấu vết hoạt động của ngài, có đúng thế không thưa giáo sư?



Đáp: Vâng, với Tông thư ”Maximum illud” công bố ngày 30 tháng 11 năm 1919 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV đã trao ban cho công tác truyền giáo một sức đẩy mới, băng cách tìm thực hiện chương trình của một hàng giáo sĩ địa phương. Như thế các giám mục, linh mục là những người dân bản địa, một việc truyền giáo không gắn liền với chế độ thực dân của các cường quốc âu châu, nhưng để cho nổi bật lên các tài gnuyên và nhân lực của các dân tộc địa phương cần được rao truyền Tin Mừng, cho một sứ điệp thực sự tin mừng.



Hỏi: Đức Biển Đức XV đã là một vị Giáo Hoàng canh tân nhìn xa thấy rộng liên quan tới cả sự dấn thân của tín hữu Công Giáo trong lãnh vực chính trị nữa, có đúng thế không thưa cha?



Đáp: Vâng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV cũng là một người rất chú ý tới sự hiện diện của tín hữu Công Giáo trong lãnh vực chính trị tại các nước khác nhau. Trước tiên là tại Italia ngài đã ủng hộ việc thành lập Đảng nhân dân mới Italia của linh mục Luigi Turzo. Đây là đảng phái chính trị đầu tiên tại Italia có nguồn hứng Công Giáo. Dưới triều đại của Đức Biển Đức XV cũng đã có các thương thảo ngầm để đem lại giải pháp cho ”Vần đế của Roma” đã kéo dài hàng chục năm trời và là nguyên do xung khắc giữa Italia và Tòa Thánh. (RG 29-6-2014)

Không có nhận xét nào

Trên đầu

ad728

Bên dưới

ad728
  • Tin Tức

    5/Tin Tức/feat-tab

    Giáo Hội

    5/Tin Công Giáo/feat-tab

    Xã Hội

    5/Tin Xã Hội/feat-tab
    Mô_tả Mô_tả Mô_tả